Bài hát về Huế – Thơ mộng và nồng hậu của con người xứ Huế
Từ trước đến nay, vẻ đẹp của Huế là nguồn cảm hứng bất tận là “bóng hồng” cho các thi nhân, thi sĩ, nhạc sĩ, nhà văn sáng tác những bài thơ, bài văn, bút ký, bài hát về Huế đầy ngọt ngào, thơ mộng, nhẹ nhàng, tâm tình, thủ thỉ như chính Huế và con người Huế. Tất cả vẻ đẹp non sông hữu tình của Huế đã được những ngòi bút tài năng thể hiện rất trọn vẹn, rất đẹp, rất sinh động qua những câu từ, câu chữ, nốt nhạc, giai điệu.
Thông qua các tác phẩm nghệ thuật đó, các bạn dù chưa đến Huế nhưng có thể phần nào hiểu và cảm nhận được những nét đặc trưng riêng về thiên nhiên xứ Huế, con người xứ Huế. Hôm nay, Premiervillage sẽ cùng các bạn điểm qua một số bài hát nổi bật về Huế.
Huế xưa – bài hát về Huế đầy ngọt ngào
Bài hát “Huế xưa” là một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất viết về xứ Huế, được sáng tác sau năm 1975 của nhạc sĩ Anh Bằng.
Đến với bài hát Huế xưa bạn không chỉ được nghe giai điệu nhẹ nhàng, tha thiết mà còn như được đặt chân đến Huế tham quan các địa điểm nổi tiếng nơi đây.
Tôi có người em sông Hương, núi Ngự
Của lũy tre thôn Vỹ hiền từ, Của kinh thành cổ xưa thật xưa
Buổi trưa em che nón lá, cá Sông Hương liếc nhìn ngẩn ngơ
Lũ chim quyên ngất ngây từ xa.
Ngay từ những câu mở đầu của bài hát, ta đã như lạc vào một bức tranh xứ Huế sinh động với dòng sông Hương yểu điệu, thục nữ, duyên dáng, của núi Ngự cổ kính, của thông Vỹ bình dị, của kinh thành đậm chất cổ xưa. Qua từng câu chữ, lời thơ ngọt ngào tác giả đã phác họa nên một bức tranh thủy mặc có sông, có núi. Ở nơi đây, không chỉ là thiên nhiên mà còn là câu chuyện tình giữa “anh” và “em”, một tình yêu sau đắm của chàng trai dành cho người con gái xứ Huế “Ta nhớ muôn đời người con gái Huế quá xιɴh!”.
Nếu như với những câu hát đầu tiên bạn như lạc vào thế giới Huế và tình yêu chân thành của chàng trai – cô gái thì đến với những câu thơ cuối bạn sẽ cảm thấy buồn man mác, có chút đau lòng bởi tình yêu đó đã bị cướp mất “trong cơn biến động”, một cuộc chia tay đầy đau đớn như là lời kết của bài hát.
Với những lời ca hấp dẫn, đượm tình cảm nên đã có rất nhiều ca sĩ thể hiện bài hát này và phát hành ra thị trường, trong đó có ca sĩ Vân Khánh, Thu Hiền, Cẩm Ly,…. Sự kết hợp giữa nhạc và họa, những lời ca của bài hát Huế xưa chạm vào những ngóc ngách sâu kín nhất trong trái tim người nghe, làm rung động hàng triệu tâm hồn.
Mưa trên phố Huế – bài hát về Huế đầy sâu lắng
“Mưa trên phố Huế” là ca khúc được sáng tác bởi nhạc sĩ Minh Kỳ và Tôn Nữ Thụy Khương. Ca khúc được nhiều ca sĩ thể hiện rất thành công, trong đó tôi ấn tượng nhất là sự thể hiện của ca sĩ Quang Lê với cách truyền tải tình cảm, chân thành và sâu lắng mang phong cách riêng của Quang Lê.
Mưa trên phố Huế – tên bài hát cũng đã phần nào nói lên mạch chủ đạo của ca khúc. Mưa chính là đặc sản của xứ Huế, tiếng mưa xứ Huế buồn – một nỗi buồn làm lòng mình cô đơn. Mưa Huế rất thơ. Mưa Huế rất thực. Mưa Huế rất đời. Mưa Huế như trút bầu tâm sự, như tiếng thở dài trong những buổi tiễn đưa.
Ca khúc là một sự thể hiện đầy thâm trầm, tinh tế không chỉ cảnh buồn mà lòng người cũng man mác khi ngắm mưa đầy trữ tình ở Huế. Phải có một lý do nào đó mà Mưa trên phố Huế đã trở thành nét đặc trưng, rất riêng của Huế.
“[…] Hò ơi! Ơi hò!
Chiều mưa phố buồn.
Chiều mưa phố xưa u buồn
có ai mong đợi một người biền biệt nơi mô.
Để nhớ với thương một người.”
Huế ơi! Răng mà đẹp rứa – bài hát về Huế rất đẹp như chính vẻ đẹp của con người xứ Huế
Cáp Anh Tài là nhạc sĩ, ca sĩ nổi tiếng với những tác phẩm hát về vùng đất, con người miền Trung, một trong các bài hát thành công của tác giả là “Huế ơi!Răng mà đẹp rứa”. Bài hát được nhiều ca sĩ nổi tiếng thể hiện như: Phương Mỹ Chi, Tâm Đoan, Quỳnh Như, Lê Thu Uyên, Thùy Chi.
Ca khúc đậm chất ngôn từ miền Trung, lời ca bình dị, chân chất như chính con người xứ Huế. Tác giả mê mẩn phong cảnh long lanh, rực rỡ sắc vàng của Đại Nội, màu tím nhẹ nhàng của dòng sông Hương, tiếng ngân vang của chùa Thiên Mụ, đêm trăng lung linh huyền ảo ở Bến Ngự, câu hò tâm tình trên dòng sông trong đêm Hương Giang. Nghe ca khúc bạn sẽ cảm giác như mình đang cùng tác giả ngắm từng ngóc ngách, địa điểm ở xứ Huế, như lạc vào thế giới bồng lai tiên cảnh.
“[…] Nghe ngân vang chuông chùa Thiên Mụ.
Đêm trăng lên soi vàng Bến Ngự.
Uy nghiêm tế đàn Nam Giao.
Lung linh muôn sắc Tràng Tiền, ai đợi ai chờ trên nhịp cầu Dã Viên.[…]”
Tâm tình gửi Huế – bài hát về Huế với nỗi nhớ đong đầy
Bài hát Tâm tình gửi Huế của Hoàng Thi Thơ – nổi tiếng là một nhạc sĩ sáng tác rất đa dạng, nhiều thể loại như tình ca, trường ca, nhạc cảnh,…. Đây là một trong những bài hát về Huế được yêu thích nhất của ông. Hiện nay, có một số ca sĩ cũng đã thể hiện trọn vẹn ý tứ của bài hát như: Hoàng Oanh, Hà Thanh, Quý Hương, Sơn Ca.
Bài hát ca ngợi bức họa mùa thu của xứ Huế với nhịp sống chậm chậm nhẹ nhàng trôi, có một chút đượm buồn, chạnh nhớ. Tác giả sáng tác bài thơ trong thời điểm tác giả đang xa quê hương xứ Huế, ở nơi phương xa tác giả nhớ về Sông Hương, Ngự Bình thân thương, nhớ vành nón Kim Luông, điệu hát Vân Lâu, giọng nói Đông Ba, tiếng chuông nức nở Thiên Mụ. Qua lời bài hát, có thể thấy nỗi nhớ quê hương da diết của tác giả “Tôi tương tư trời Huế/Ôi xứ Huế xa vời”.
“Mùa thu đến bao giờ
Lòng chợt thấy bơ vơ
nghe tâm tư chạnh nhớ
quê hương tôi ngoài nớ
Con sông Hương tình tứ
Bên tiếng thông Ngự Bình
Gửi vài chữ tâm tình
Về xứ Huế xa xôi,[…]”
Nàng thơ xứ Huế – bài hát về Huế rất thơ
Ngưỡng mộ nhan sắc đài các, mộc mạc của nàng thơ xứ Huế Ngọc Trân, nhạc sĩ Hồ Hoài Anh đã chắp bút sáng tác bài hát Nàng thơ xứ Huế với sự trình bày bằng chất giọng trong trẻo của nữ ca sĩ Thùy Chi. Đây là một bài hát trữ tình Việt Nam nổi tiếng với sự ngọt ngào tinh khiết, nhẹ dàng thướt tha.
Ca khúc đã lột tả được tâm tình của tác giả, yêu Huế, yêu mảnh đất lãng mạn, đậm chất thơ, từng câu từng chữ trong lời bài hát như bị mê hoặc bởi vẻ đẹp nên thơ của cảnh vật xứ Cố Đô, say mê nét đài các rất riêng của Nàng thơ Ngọc Trân dịu dàng với nụ cười sau vành nón lá. Nhẹ nhàng, dung dị mà lại huyền bí không chỉ là nét đẹp của Ngọc Trân mà đó còn là nét riêng của các bóng hồng xứ Huế cũng như cảnh vật xứ Huế.
Rất Huế – bài hát về Huế với nét riêng, nét độc đáo chỉ Huế mới có
Rất Huế là một bài thơ của nhà thơ Huỳnh Văn Dung được nhạc sĩ Võ Tá Hân phổ thành ca khúc nổi tiếng với tiếng hát ngọt như mía lùi của ca sĩ Trung Hậu khiến cho bao người xa quê se lòng nhớ về đất thần kinh yêu dấu, nơi đã sản sinh ra nhiều văn nghệ sĩ tài hoa cùng nhiều giai nhân tuyệt thế.
Ca khúc Rất Huế, chỉ riêng mình Huế, chỉ có Huế mới có sự kết hợp hài hòa giữa sự duyên dáng, sự ngoan hiền với nét đẹp trang đài, thơ ngây, ngọt lịm. Bài hát là tiếng lòng sâu thẳm của tác giả, không chỉ ca ngợi nét đẹp độc đáo, riêng biệt của Huế mà còn luôn mong muốn Huế sẽ mãi gìn giữ được vẻ đẹp này.
“Giữ chút gì rất Huế đi em
Cánh thơ, áo trắng chấp hai tà
Ðể vạt lụa bay trên đường chiều
Ngỡ mình lạc chân trong cõi mơ.”
Vỹ Dạ Đò trăng – bài hát về Huế vừa bình dị vừa e thẹn, lãng mạn
Đây là một ca khúc nhạc Huế bất hủ của nhạc sĩ Canh Thân, một người đã sáng tác nhạc từ thời tiền chiến:
“[…] Đò ngược dòng Hương – Vỹ Dạ đợi chờ
Gởi hồn về đây với niềm mong nhớ….[…]”
Ca khúc giống như một câu chuyện gặp gỡ nhân duyên giữa chàng trai và cô gái trên chuyến đò giữa dòng sông Hương xứ Huế vào một chiều tròn trăng. Giữa khung cảnh nên thơ, lãng mạn, êm đềm trôi dịu dàng, chàng trai vô tình gặp được người con gái mang vẻ đẹp nhẹ nhàng với mái tóc dài, làn môi mọng tươi, ánh mắt màu biếc có chút u buồn khiến lòng chàng trai xao xuyến, trái tim như lạc mất một nhịp. Đang rộn ràng niềm vui thì giữa dòng cô gái đã xuống đò để lại chàng trai một mình với bao tiếc nuối thương nhớ. Đó chỉ là một câu chuyện tình đơn giản, bình dị nhưng rất đẹp, rất đáng nhớ và lãng mạn qua lời hát của tác giả.
Ai ra xứ Huế – bài hát về Huế như lời chào đến với Huế thân thương
Ai ra xứ Huế là một trong những ca khúc bất hủ về thể loại trữ tình quê hương được sáng tác bởi nhạc sĩ Duy Khánh năm 1965 và được thể hiện bằng chất giọng ngọt ngào rất Huế của Quang Lê.
Ca khúc giống như lời mời gọi của tác giả hãy đến với Huế, hãy một lần vào thăm Huế để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của núi Ngự, sông Hương, của thôn Vỹ Dạ “Ở đây sương khói mờ nhân ảnh / Ai biết tình ai có đậm đà” (Hàn Mặc Tử), dốc Nam Dao, cầu Trường Tiền, bến Vân Lâu. Tất cả đều là địa danh đẹp mang đậm chất riêng của xứ Huế.
“Ai ra xứ Huế thì ra
Ai về là về núi Ngự
Ai về là về sông Hương
Nước sông Hương còn thương chưa cạn
Chim núi Ngự tìm bạn bay về
Người tình quê ơi người tình quê