KPBT Là Gì? Tại Sao Cần Phải Nộp KPBT?

KPBT Là Gì? Tại Sao Cần Phải Nộp KPBT?

KPBT là gì? là câu hỏi của khá nhiều chủ đầu tư trong lĩnh vực mua bán căn hộ chung cư. Vì KPBT thường đi kèm với các chi phí trong các điều khoản của hợp đồng mua bán bất động sản chung cư, việc hiểu rõ được lại chi phí này sẽ giúp người mua chung cư hiểu được quyền và nghĩa vụ của mình. Vậy KPBT là gì cùng tìm hiểu chi tiết vấn đề này qua bài viết dưới đây.

 KPBT là gì? KPBT là từ viết tắt của cụm từ gì?

KPBT là từ viết tắt của cụm từ “kinh phí bảo trì” của phần sở hữu chung của chung cư. Thuật ngữ này thường được dùng trong quản lý chung cư hay mua bán chung cư, phần chi phí này được tính bằng 2% giá bán của căn hộ. Chủ sở hữu căn hộ phải đóng phí này để duy trì và bảo dưỡng các thiết bị và công trình thuộc sở hữu chung của căn hộ chung cư.

Kinh phí bảo trì dùng để quản lý và sửa chữa các tài sản chung của chung cư
Kinh phí bảo trì dùng để quản lý và sửa chữa các tài sản chung của chung cư

Kinh phí bảo trì được dùng để làm gì? Loại phí này dùng để tu sửa, bảo trì hoặc xây dựng các phần sở hữu chung của căn hộ mà không dùng vào các hoạt động khác của chung cư, cụ thể như sau:

  • Bảo trì các hạng mục và phần diện tích thuộc sở hữu chung của nhà chung cư.
  • Bảo trì sửa chữa khung, cột, tường chịu lực, tường bao ngôi nhà, tường phân chia các căn hộ, sàn, mái, sân thượng, hành lang, thang máy, đường thoát hiểm, lồng xả rác, hộ kỹ thuật, hệ thống cấp điện, cấp nước, cấp ga…
  • Xử lý các khu vực nước thải ùn ứ, hút bể phốt định kỳ, cấy vi sinh cho hệ thống nước thải của nhà chung cư….
  • Bảo trì các hạng mục khác của nhà chung cư thuộc quyền sở hữu chung theo thỏa thuận trong hợp đồng mua bán căn hộ hoặc theo quy định của pháp luật về nhà ở.

Tại Sao Cần Phải Nộp KPBT?

Phí KPBT là chi phí bắt buộc khi bạn sử dụng căn hộ chung cư. Công dụng chính của loại phí này chủ yếu dùng để cải thiện tình trạng xuống cấp cơ sở vật chất chung của chung cư sau một thời gian đi vào vận hành. Việc cải thiện, bảo trì này sẽ cải thiện giá trị sử dụng của chung cư đối với người thuê căn hộ cho nên đối tượng của phí KPBT là các cư dân sinh sống tại đây.

Khi không có kinh phí bảo trì thì chung cư sẽ nhanh chóng xuống cấp gây ảnh hưởng đến trải nghiệm của khách hàng trong thời gian sử dụng chung cư. Trong căn hộ chung cư có hàng trăm hộ gia đình và nếu không bảo dưỡng, bảo trì các lối đi chung, hành lang, nhà để xe,… thì cuộc sống sinh hoạt của toàn bộ cư dân trong chung cư sẽ bị ảnh hưởng. Vì những lý do trên nên trong mỗi tòa nhà chung đều có kinh phí nhất định để duy trì hoạt động chung gọi là Quỹ bảo trì KPBT.

Kinh phí bảo trì chung cư sẽ do ai quản lý?

Vậy khoản KPBT do ai quản lý? Thông thường đơn vị quản lý kinh phí bảo trì sẽ là ban quản lý tòa nhà. Ban quản lý tòa nhà này do các cư dân trong tòa nhà và chủ sở hữu chung cư quyết định. Theo thường lệ thì sau 30 ngày kể từ khi chung cư có lượng khách hàng nhất định sẽ cần ban quản trị. Lúc đó họ sẽ tiếp nhận khoản chi phí này từ chủ đầu tư và đứng ra quản lý và sử dụng để tiến hành các hoạt động chung cần thiết gọi là quỹ bảo trì.

Kinh phí này là khoản tiền của người sử dụng căn hộ trong chung cư nộp cho chủ đầu tư với mức 2% giá căn hộ. Theo quy định của pháp luật chủ đầu tư sẽ bị phạt tiền từ 100 triệu đến 150 triệu đồng nếu không bàn giao, bàn giao không đầy đủ hoặc bàn giao không đúng đối tượng. Nếu vi phạm chủ đầu tư sẽ bị buộc phải bàn giao đúng KPBT cho BQT.

 KPBT là gì?

Chủ đầu tư có tham gia ban quản lý chung cư không?

Theo quy định của pháp luật về thành phần ban quản trị nhà chung cư, khoản 2 điều 103 Luật nhà ở quy định:

“ Đối với nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu mà có từ 20 căn hộ trở lên phải thành lập Ban quản trị nhà chung cư. Thành phần Ban quản trị nhà chung cư gồm đại diện các chủ sở hữu nhà chung cư, đại diện chủ đầu tư (nếu có); trường hợp người sử dụng nhà chung cư tham gia Hội nghị nhà chung cư thì thành phần Ban quản trị nhà chung cư có thể gồm cả người sử dụng.”

Điểm a khoản 2 điều 20 thông tư 02/2016/TT-BXD quy định:

“Ban quản trị của tòa nhà chung cư bao gồm 01 Trưởng ban, 01 hoặc 02 Phó ban và các thành viên khác do hội nghị nhà chung cư quyết định.

Trường hợp chủ đầu tư còn sở hữu diện tích trong nhà chung cư thì đại diện của chủ đầu tư có thể được hội nghị nhà chung cư bầu làm Trưởng ban quản trị nhà chung cư; trường hợp không được bầu làm Trưởng ban thì được tham gia làm Phó ban quản trị nhà chung cư.”

Theo điều luật trên thì chủ đầu tư không bắt buộc tham gia vào Ban quản trị chung cư. Tuy nhiên nếu chủ đầu tư sở hữu một phần diện tích nhà ở trong chung cư mà tham gia vào Ban quản trị thì chủ đầu tư có thể được bầu làm Trưởng ban, hoặc phó ban.

Theo quy định tại khoản 3 điều 17 thông tư 02/2016/TT-BXD, khi hết nhiệm kỳ, BQT sẽ được bầu lại tại hội nghị chung cư cuối năm của nhiệm kỳ. Nếu hết nhiệm kỳ mà vẫn bầu chủ đầu tư làm thành viên trong ban quản trị, lúc này chủ đầu tư có quyền từ chối không tham gia.

Quy định khi nộp KPBT là gì?

Theo Điều 51 Nghị Định 71/2010/NĐ-CP:  Kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu được quy định như sau:

“Trường hợp chủ đầu tư ký hợp đồng bán căn hộ kể từ ngày Luật Nhà ở có hiệu lực thi hành thì chủ đầu tư có trách nhiệm nộp các khoản kinh phí sau đây:

Đối với diện tích nhà bán phải nộp 2% tiền bán, khoản tiền này được tính vào tiền bán căn hộ hoặc diện tích khác mà người mua phải trả và được quy định rõ trong hợp đồng mua bán;

Đối với phần diện tích nhà mà chủ đầu tư giữ lại, không bán (không tính phần diện tích thuộc sử dụng chung) thì chủ đầu tư phải nộp 2% giá trị của phần diện tích đó; phần giá trị này được tính theo giá bán căn hộ có giá cao nhất của nhà chung cư đó.”

Kinh phí bảo trì được tính bằng 2% chi phí căn hộ
Kinh phí bảo trì được tính bằng 2% chi phí căn hộ

Khoản kinh phí quy định tại điểm a khoản này được trích trước thuế để nộp (Nhà nước không thu thuế đối với khoản kinh phí này) và được gửi vào ngân hàng thương mại do Ban quản trị nhà chung cư quản lý để phục vụ cho công tác bảo trì phần sở hữu chung theo quy định về quản lý sử dụng nhà chung cư;…”

Khách hàng khi mua phải đóng phí KPBT trước khi nhận thủ tục bàn giao căn hộ, thường là 15 ngày trước thông báo nhận thủ tục bàn giao căn hộ.

Theo quy định của pháp luật, nếu trường hợp nếu chi phí này không thu đủ thì có thể huy động đóng góp từ các chủ sở hữu, phí này được căn cứ vào diện tích sở hữu riêng của chủ sở hữu theo quyết định tại các kỳ họp của các cư dân.

Quỹ KPBT được theo dõi riêng để bảo trì các công trình thuộc quyền sở hữu chung của nhà chung cư theo quy định của pháp luật, để duy trì chất lượng chung cư căn hộ luôn ở trạng thái hoạt động tốt.

Qua bài viết trên của Premiervillage thì bạn cũng hiểu được KPBT là gì? cũng như các quy định và điều luật về KPBT. Người mua căn hộ chung cư cần hiểu rõ chi phí này để biết được quyền lợi và nghĩa vụ của mình khi mua căn hộ. Đừng quên xem thêm các bài viết khác về bất động sản mà chúng tôi cung cấp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *